MENU
WEB SEO MARKETING

Bán Cây Cỏ Máu Phơi Khô - Cây Huyết Đằng Dược Liệu Thiên Nhiên

4.96 (99.15%) 45028 votes

Khi mua Cây Cỏ Máu tại Sản Phẩm Đặc Sản, chúng tôi đã sơ chế và cắt lát sẵn. Quý khách hàng chỉ cần bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm mốc, mối mọt là được.

1. Cây cỏ máu là cây gì ?

Cây cỏ máu

Thông tin về Cây Cỏ Máu:

Cây cỏ máu, hay còn gọi là cây huyết đằng, cây máu người, cây dây máu là một loại cây sống ký sinh, phụ thuộc hoặc leo lên các cây thân gỗ lớn.

Tên khoa học: Sargentodoxaceae, thuộc họ huyết đằng.

Khu vực phân bố:

Thực ra đây không phải là 1 loài cỏ dại, cây cỏ máu là loài thân gỗ có đường kính thân cây khá lớn từ 3-4cm, có gỗ rất cứng. Thường mọc dưới các tán rừng, sống tựa vào các cây gỗ lớn trong rừng.

Cây cỏ máu mọc hoang ở các tỉnh miền núi như Hòa Bình, Lào Cao, Yên Bái, Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng Trị, Lâm Đồng…..

Loài cây này thường mọc ở những vùng rừng rậm, nhiều cây gỗ lớn, đặc biệt ở các vùng rừng nguyên sinh. Những khu đồi thấp rất ít gặp cây thuốc này.

Thời gian gần đây, nhu cầu về cây cỏ máu khá lớn, người dân khắp nơi tiến hành khai thác loài cây này bán cho thương lái. Do sản lượng có hạn nếu không có những biện pháp phát triển, khai thác đi đôi với bảo vệ thì sẽ có ngày là loại cây thuốc quý này cũng đứng trước nguy cơ bị diệt vong.

Cách chế biến và thu hái

Bộ phận dùng là thân cây. Người dân thường đi rừng chặt những cành có đường kính từ 3-5cm thành từng đoạn dài 1,5m, bó thành từng bó đem về chặt thành những miếng mỏng phơi khô làm thuốc.
Qui trình thu hái cây cỏ máu - cây huyết đằng

Nhiều nơi đem về chặt thành những đoạn có chiều dài khoảng 25-30cm rồi gác lên gác bếp cho tới khô. Mỗi khi sử dụng người ta dùng dao chẻ thành những miếng nhỏ rồi đun nước uống hàng ngày. (Điều đặc biệt là: Tuy được phơi khô, gác lên bếp lâu ngày nhưng khi đun nước loài cây này vẫn giữ được màu đỏ và mùi vị đặc trưng)

2. Cách nhận biết cây cỏ máu

  • Là một loại cây leo, thân gỗ, có đường kính thân từ 3 đến 4cm, sống tựa hoặc leo lên các cây thân gỗ lớn, có tán rộng. Thân cứng, khi chặt ra sẽ xuất hiện lớp nhựa đỏ như máu.
  • Cây có lá kép, gồm có 5 – 7 hoặc 9 lá chét cộng lại. Lá chét có dạng thuôn dài, mặt trên nhẵn, mặt dưới sần với mặt trên màu tươi hơn mặt dưới.
  • Hoa cây xếp sát nhau, dài khoảng 15mm và có màu đỏ như máu.
  • Quả cây có hình trứng, dài khoảng 2cm, màu nâu đỏ, ngoài vỏ có lông mịn. Vỏ quả mỏng, bên trong chứa 3 đến 5 hạt cây cỏ máu.

3. Thành phần của cây cỏ máu:

Milletol, Glucozit, Tannin, chất nhựa, 7-Oxo-Beta-Sitosterol, Formononetin, Ononin, Prunetin, Afrormosin, Daidzein, Epicatechin, Isoliquiritigenin, Protocatechuic acid, 9-Methoxycoumestrol, Cajanin,…và các thành phần dưỡng chất khác.

4. Công dụng tác dụng cây cỏ máu chữa trị bệnh gì?

  • Bổ máu, giúp điều hòa kinh nguyệt, chữa trị kinh nguyệt không đều.
  • Tăng cường tuần hoàn máu đến các bộ phận trong cơ thể.
  • Giảm đau đầu, nhức mỏi, đau vai gáy, suy nhược cơ thể.
  • Kích thích quá trình tiêu hóa, đem lại cảm giác ngon miệng và giúp cơ thể hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng hơn.
  • Giúp hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn, cải thiện cân nặng cho người gầy, người suy dinh dưỡng.
  • Tăng cường tiết sữa, lợi sữa cho phụ nữ sau sinh.
  • Tăng cường thị lực, giảm nhức mỏi chân tay ở người già.
  • Bổ máu, điều trị các bệnh thiếu máu, da xanh xao.
  • Bổ trợ trong quá trình điều trị tê thấp, đau nhức xương khớp, tay chân tê bại, đau lưng, mỏi gối, ra mồ hôi nhiều.
  • Tăng cường quá trình thải độc.
  • Làm mát gan, hạ men gan hiệu quả.
  • Trị chứng mất ngủ.
  • Giải độc bia rượu.
  • Đem lại làn da trắng trẻo, hồng hào và mịn màng.

5. Tác hại cây cỏ máu

  • Lạm dụng sẽ đem lại cảm giác khô họng, táo bón.
  • Ngoài ra, có rất nhiều loại cây có hình dáng tương tự như cây cỏ máu, không đem lại công hiệu trên nhưng dễ bị nhầm lẫn.

6. Cách đun nấu cây cỏ máu

  • Phần có công dụng của cây cỏ máu là thân cây. Lấy thân cây đem chặt nhỏ thành từng lát mỏng, phơi khô và dùng dần.
  • Mỗi lần dùng, lấy khoảng 50g đến 100g thân cây cỏ máu khô, rửa sạch.
  • Rồi đem đun sôi với 2 lít nước trong khoảng từ 15 đến 20 phút.
  • Đun cho đến khi nước sau khi đun sẽ có màu đỏ tươi như màu máu, khi uống vào thấy vị của nó hơi chát, mát, ngọt cuống họng là được.
  • Có thể dùng uống hàng ngày thay nước lọc.

Ngoài ra, có thể kết hợp cùng các nguyên liệu khác để đem lại hiệu quả tốt hơn như sau:

  • Cây cỏ máu 20 gam
  • Cây B1 10 gam
  • Cây cỏ sữa lá nhỏ 5 gam
  • Cỏ ngọt 5 gam
  • Đem đun với khoảng 1.5 lít nước, để nguội rồi uống trong ngày thay nước lọc.

7. Câu hỏi về cây cỏ máu

- Cây cỏ máu có lợi sữa không?

  • Có. Cây giúp tăng cường khả năng tiết sữa và lợi sữa cho mẹ bầu sau sinh.

- Cây cỏ máu có ngâm rượu được không?

  • Được. Cây có thể dùng để ngâm rượu, vị hơi chát và ngọt về sau, đem lại cảm giác ngon miệng.

- Cây cỏ máu có tác dụng phụ không?

  • Có. Uống quá nhiều có thể bị táo bón, khô họng.

- Cây cỏ máu có tốt không?

  • Có. Cây có nhiều tác dụng tốt lên quá trình tuần hoàn máu, hệ tiêu hóa, dưỡng da, kinh nguyệt, tăng cường hoạt động của gan, hạ men gan,…

- Cây cỏ máu giúp tăng cân không?

  • Có. Cây giúp kích thích tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể, giúp bạn ngon miệng hơn và cải thiện được cân nặng rõ rệt hơn.

- Cây cỏ máu thường mọc ở đâu?

  • Cây thường mọc ở các tỉnh miền núi như Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hóa, Quảng Bình, Lâm Đồng,…

- Bà bầu uống cây cỏ máu được không?

  • Thông thường cây có tác dụng giúp hồi phục sức khỏe, bổ máu, cho sản phụ sau sinh.
  • Bà bầu không nên uống tránh có những phản ứng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

Lưu ý: Không nên dùng cây cỏ máu trong các trường hợp sau đây

  • Phụ nữ có thai
  • Trẻ em dưới 3 tuổi
  • Cỏ máu bị ẩm ướt, mối mọt
  • Sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Chú ý:
  • Xin vui lòng bấm nút đặt hàng
  • Sản phẩm đặc sản chỉ bán online và giao hàng tậng nơi, không bán trực tiếp