- Xin vui lòng bấm nút đặt hàng
- Sản phẩm đặc sản chỉ bán online và giao hàng tậng nơi, không bán trực tiếp
Có một tình huống mà chắc hẳn những ai đang sử dụng mật ong cũng từng gặp phải đó là sau khi mua chai mật ong về và để 1 thời gian, đến khi lấy ra sử dụng thì phát hiện mật ong bị sủi bọt. Vây thì nguyên nhân nào làm cho mật ong sủi bọt? có phải là mua nhầm mật ong giả không? và cách làm cho mật ong không bị sủi bọt như thế nào ?. Hãy cùng Sản Phẩm Đặc Sản tìm hiểu nguyên nhân nhé !.
Để giải thích cho những câu hỏi trên, trước hết bạn cần hiểu rõ bản chất của hiện tượng này.
Sở dĩ mật ong sủi bọt hay mật ong nổi bọt trắng là do bên trong mật ong chứa bọt khí (khí gas), khi được bảo quản trong chai hoặc lọ kín, dưới tác động của ngoại lực dẫn đến hiện tượng sủi bọt.
Như vậy bọt khí là một thành phần của mật ong do phản ứng hóa học, vật lý tự nhiên gây nên, không phải do quá trình lên men.
Do đó bạn không cần lo ngại hiện tượng sủi bọt ở mật ong sẽ gây ảnh hưởng đến người dùng. Mật sủi bọt nhưng dưỡng chất bên trong vẫn được bảo toàn, không gây hại cũng như không sản sinh ra những chất độc hại cho con người.
Ngoài ra, hiện tượng sủi bọt ở mật ong còn là phương pháp giúp bạn phân biệt mật ong thật giả vì chỉ có mật ong thiên nhiên mới tạo ra nhiều bọt khí.
Vậy thì đâu là những nguyên nhân trực tiếp gây ra hiện tượng này?.
Tại sao mật ong bị sủi bọt?
Mật ong nổi bọt trắng là do nhiều yếu tố khác nhau, cụ thể như sau:
1. Mật vừa thu hoạch chưa qua xử lý công nghiệp
Có thể bạn không biết thực ra mật ong sau khi thu hoạch thường xuất hiện rất nhiều bọt khí.
Nguyên nhân tạo bọt là do lượng phấn hoa cũng như là sáp ong còn tồn tại trong mật gây nên. Trong quá trình khai thác mật người thợ đã không lọc hết phần phấn hoa hoặc nhộng non sẽ dính vào ngòi ong và tạo ra nhiều khí gas hơn.
Điều này là cơ chế hoàn toàn tự nhiên của mật ong không gây ảnh hưởng đến chất lượng hay thành phần bên trong mật.
Còn đối với mật ong sau khi qua xử lý công nghiệp thì sẽ không xuất hiện bọt khí nữa vì nó đã được lọc sạch các tạp chất như phấn hoa, sáp ong, nhộng non, …
Hơn nữa, loại mật ong còn được cân bằng độ đặc, độ ngọt, có thêm chất bảo quản để kéo dài thời gian sử dụng nhưng điều này đã làm giảm một lượng dinh dưỡng đáng kể bên trong mật, không hoàn toàn tinh chất quý hiếm như lúc ban đầu.
2. Do quá trình vận chuyển
Vận chuyển cũng là một yếu tố làm cho mật ong sủi bọt khí rất nhanh.
Như bạn đã biết thành phần bên trong mật ong bao gồm nhiều chất enzyme, protein hay acid amin tạo độ kết dính cao và có khả năng sản sinh ra bọt khí.
Trong quá trình vận chuyển, dưới tác động của ngoại lực rung, lắc, xóc, nẩy làm cho các lớp bọt khí tích tụ ở phía trên chai mật ong.
Nếu lúc này bạn mở nắp chai sẽ làm mật bắn lên như khí gas hoặc thậm chí nếu nắp chai bằng nhựa mật có thể sủi bọt mạnh làm bung nắp chai.
3. Do loại hoa ong hút mật
Mỗi loại hoa thường sẽ có đặc điểm cũng như là thành phần dinh dưỡng khác nhau nên cũng tạo ra độ khác biệt ở khả năng tạo bọt khí.
Ví dụ: Mật hoa nhãn và hoa chôm chôm sẽ rất nhiều bọt, nhưng ngược lại, mật hoa cafe hoặc mật hoa cao su lại tạo ra rất ít bọt.
Thông thường, nếu để ý bạn sẽ thấy mật ong rừng tạo bọt nhiều hơn mật ong nuôi do phạm vi hút mật cũng như sự phong phú của các loài hoa.
Tuy nhiên, mật ong rừng vào cuối mùa (tầm cuối tháng 5 đến tháng 6 Dương Lịch) thường là khi mật ong đã ăn gần hết mật trong tổ, chỉ còn sót lại một ít, mật có màu đen sậm, mùi hắc thì tạo bọt khí rất ít.
4. Do nhiệt độ cao
Nhiệt độ thay đổi cũng là yếu tố tạo nên bọt khí ở mật ong.
Vào những ngày thời tiết thay đổi bất thường làm cho nhiệt độ giữa môi trường ở ngoài và môi trường mật có sự chênh lệch lớn, từ đó làm cho mật ong sủi bọt nhiều hơn thậm chí còn có thể gây bung nắp chai.
Ngoài ra khi nhiệt độ cao, phấn hoa trong mật sẽ lên men tạo khí gas và khí gas này gặp môi trường kín, áp suất thay đổi cũng sẽ dễ dàng gây ra hiện tượng sủi bọt.
5. Do lượng nước trong mật ong cao hơn mức trung bình
Thông thường hàm lượng nước trong mật ong dao động trung bình từ 16→ 22% , nếu dưới 19% thì mật ong sẽ không bị lên men và có thể bảo quản lâu.
Tuy nhiên nếu vượt qua mức nêu trên, mật ong sẽ bị loãng, lúc này các phân tử hóa học sẽ ngậm nước làm tăng khả năng dạo động giữa các phân tử khi gặp tác động ngoại lực. Các phân tử này càng dao động nhiều sẽ càng sinh ra bọt.
6. Sủi bọt hay không phụ thuộc độ già của mật
Nếu khai thác khi các ô chứa mật chưa bịt kín nắp hay còn gọi là mật non cũng là 1 nguyên nhân làm mật ong có bọt.
Bởi vì, khi ong thợ đem mật hoa về tổ còn phải dùng cánh để quạt cho bớt hơi nước rồi mới bịt kín nắp. Đây được gọi là công đoạn luyện mậy, tạo ra được lượng mật tinh túy nhất.
Cách làm mật ong hết bọt đơn giản, nhanh chóng
Nếu bạn để ý thì lúc mật ong có bọt sẽ thơm nhiều hơn lúc bình thường, vậy nên nếu không kịp thời giảm lượng bọt sẽ làm mật mất đi hương thơm rất nhanh.
Do đó trong trường hợp mật ong bạn mua về bị sủi bọt khí thì bạn nên xử lý bọt càng sớm càng tốt.
Ngoài ra, bạn tuyệt đối không nên mở nắp ngay dễ làm mật bị phun trào ra ngoài.
Tốt nhất, bạn nên xử lý bằng 1 trong 2 cách sau:
Đây là cách để mật ong hết bọt nhanh nhất.
Chỉ để mật ong ở tầng mát của tủ lạnh, nhiệt độ không quá 65 độ F (tức 18 độ C)
Tuy nhiên bạn nên hạn chế để mật ong trong tủ lạnh quá lâu vì như vậy sẽ làm mật kết tinh hay đóng đường gây khó khăn trong quá trình sử dụng.
Cách hạn chế mật ong bị sủi bọt
Có nhiều cách hạn chế hiện tượng mật ong sủi bọt, bạn có thể tham khảo một vài cách dưới đây:
1. Tránh hiện tượng rung lắc hoặc di chuyển mật ong quá nhiều.
2. Tránh việc vặn nắp chai/ lọ đựng mật ong quá chặt (nhưng vẫn phải đủ kín) để bọt khí có thể thoát ra ngoài.
3. Thường xuyên mở nắp chai để xì bớt khí gas trong chai mật.
4. Khi rót mật vào chai, bạn cũng không nên rót quá đầy dẫn đến trường hợp khi vận chuyển chai mật bị lắc mạnh, nếu vào mùa hạ nắng nóng, bọt khí trong chai sẽ tăng lên có thể làm bung nắp chai mật.
5. Vớt bớt sáp ong, phấn hoa và nhộng non trước trên bề mặt trước khi đóng nắp.
6. Nếu mật mới khai thác nên hạn chế việc đong mật nhiều lần.
7. Bảo quản ở nơi khô ráo, nhiệt độ ổn định (khoảng từ 22 đến 32 độ C), tránh ánh nắng mặt trời và nơi có nhiệt độ cao.
8. Nếu thời tiết quá nóng, bạn có thể cho hũ đựng mật ong vào tầng mát tủ lạnh (lưu ý là nhiệt độ phải trên 20 độ C và chỉ bỏ mật ong vào tủ lạnh vào những thời điểm nóng nhất trong ngày như buổi trưa, tránh để lâu làm mật ong bị kết tinh).
Cách rót mật ong vào chai không bị sủi bọt
Đối với mật ong nuôi thì việc rót rất đơn giản không có khó khăn gì nhưng với mật ong rừng thì rất dễ bị sủi bọt trong quá trình rót.
Do đó khi bạn rót mật ong vào chai, bạn cần đảm bảo nguyên tắc “để mật ong chảy bám theo thành chai xuống đáy”, như vậy mật ong không bị va đụng lung tung vào thành chai gây hiện tượng sủi bọt khí.
Dưới đây là 1 số mẹo nhỏ theo kinh nghiệm của tôi sẽ giúp bạn đảm bảo được nguyên tắc này:
Lưu ý: Nếu vào mùa hè, thời tiết nóng, mật sẽ dễ dàng bị sủi bọt hơn, tốt nhất trước khi rót mật bạn nên đặt chai/lọ đựng mật ong vào chậu nước lã ngay từ đêm hôm trước cho giảm nhiệt và tiến hành rót mật từ sáng sớm hôm sau khi trời còn mát mẻ.
1. Cách thông thường
Nếu được bạn hãy cho mật ong vắt sẵn vào một cái bình có vòi.
Sau đó nghiêng chai không và rót mật vào chai hoặc mở vòi ra, làm sao để mật ong chảy bám theo thành chai xuống đáy là được.
Bạn nên rót với tốc độ chậm, đều và giữ nguyên tư thế cho đến lúc đầy chai mật ong thì ngưng.
Ngoài ra, trong quá trình rót mật bạn có thể dùng thêm khăn voan (khăn che mặt của trẻ em có bán ở các cửa hàng cho mẹ và bé) lót vào miệng chai để lọc các phấn hoa, sáp ong hoặc con ong có lẫn trong mật.
2. Dùng phễu
Bạn dùng phễu đặt lên miệng chai nhỏ.
Tiếp theo nghiêng nhẹ để mật chảy vào phễu và từ từ bám vào thành chai. Bạn nên thực hiện động tác này nhẹ nhàng, đều đặn, tránh mật trào ra ngoài phễu.
Ngoài ra, bạn nên lưu ý khi rót mật tránh rót đầy chai nên để vơi vơi, giúp hạn chế mật sủi bọt sẽ trào ra ngoài.
3. Dùng cây đũa dài
Bạn sử dụng một cây đũa dài để thẳng đứng xuống bên trong chai.
Sau đó từ từ rót nhẹ mật lên cây đũa để mật bám vào thân đũa và dễ dàng chảy xuống chai. Các động tác này bạn nên khéo léo một tí để tránh mật tràn không kịp chảy xuống. Và giống như cách sử dụng phễu, bạn nên hạn chế rót mật quá đầy.
Cách sử dụng đũa này giúp bạn tránh mật ong sủi bọt tốt hơn và cũng dễ thực hiện vì vậy tôi cũng rất hay dùng mẹo vặt này khi cần rót mật.
Nghệ ngâm mật ong bị sủi bọt có sao không?
Có nhiều bạn thắc mắc và hỏi tôi liệu nghệ ngâm cùng mật ong bị sủi bọt thì có hại không?
Vấn đề này bạn hoàn toàn có thể yên tâm bởi những bọt khí này là do mật ong sinh ra từ những nguyên nhân tôi đã đề cập ở trên, chứ không phải do hỗn hợp nghệ ngâm mật ong bị lên men hay phản ứng hóa học gì.
Do đó, nghệ ngâm mật ong bị sủi bọt hoàn toàn không gây hại gì cho sức khỏe người sử dụng.
Bạn hoàn toàn có thể vớt bọt khí ra và sử dụng bình thường.
Tại sao sâm ngâm mật ong bị sủi bọt?
Sâm và mật ong khi kết hợp nhau như rất tốt cho sức khỏe, vì thế đại đa số nhiều người tin dùng.
Tuy nhiên, chắc hẳn bạn cũng hay bắt gặp tình trạng sâm ngâm mật bị sủi bọt khí nếu sử dụng hỗn hợp này thường xuyên.
Cũng tương tự như hỗn hợp mật ong ngâm nghệ, mật ong ngâm sâm bị sủi bọt là do cơ chế tự nhiên của mật dẫn đến sinh ra khí gas và sủi bọt, hoàn toàn không gây hại cho sức khỏe con người.
Để tránh trường hợp bị sủi bọt bạn nên ngâm sâm và mật theo 1 số mẹo sau:
Kết luận:
Trong quá trình sử dụng mật ong, chắc chắn bạn sẽ khó tránh khỏi những trường hợp mật ong tạo bọt và loay hoay tìm cách giải quyết.
Sản Phẩm Đặc Sản tin rằng sau khi đọc bài viết này thì bây giờ bạn đã nắm rõ được các nguyên nhân cũng như cách giải quyết khi mật ong bị sủi bọt.
Chúng tôi mong những mẹo vặt này có thể giúp bạn sử dụng mật ong một cách dễ dàng hơn và đừng quên chia sẻ để có thể mang đến sự hữu ích này cho nhiều người đã và đang sử dụng mât ong.
Theo nguồn bài viết: sanphamthiennhientina